BÀI GIẢNG LỄ TRỌNG KÍNH ĐỨC TRINH NỮ MARIA LÊN TRỜI

CỦA ĐỨC THÁNH CHA BENEDICT XVI

Chuyển ngữ: Trần Mỹ Duyệt

Để chuẩn bị mừng Mẹ hồn xác về trời, xin gửi những người con Mẹ bài giảng rất ý nghĩa và sâu sắc của Đức Cố Giáo Hoàng Biển Đức XVI. Hãy đọc, hãy suy ngắm để gia tăng lòng yêu mến Đức Mẹ.
"Xin cho con được thưởng cùng Đức Mẹ trên nước Thiên Đàng".


Chư huynh đáng kính trong hàng Giám Mục và Linh Mục

Anh chị em thân mến,   

Trong bài ca Ngợi Khen (Magnificat), một thi ca tuyệt vời của Đức Mẹ mà chúng ta vừa nghe trong Tin Mừng, chúng ta tìm thấy một số từ ngữ gây kinh ngạc. Maria nói: “Từ nay muôn thế hệ sẽ gọi tôi diễm phúc”. Mẹ Thiên Chúa đã tiên tri về những lời ca tụng của Giáo Hội dành cho người trong tương lai, lòng tôn sùng Mẹ Maria của Dân Chúa cho đến tận thế. Trong việc tôn vinh Đức Maria, Giáo Hội đã không phát minh một số “tiếp cận” với Thánh Kinh: Giáo Hội chỉ đáp lại với lời tiên tri này, lời tiên tri mà Đức Maria đã nói trong giây phút phúc lộc đó.  

Và những lời của Đức Maria không chỉ đơn thuần mang tính cách cá nhân, có thể chỉ là những lời tự mình nói. Isave đầy tràn Chúa Thánh Thần, như Thánh Luca đã nói, đã tuyên xưng lớn tiếng: “Em thật có phúc vì đã tin…” Và Maria cũng đầy tràn Chúa Thánh Thần tiếp nối và hoàn tất những gì Isave đã nói, khẳng định rằng: “muôn thế hệ sẽ gọi tôi diễm phúc”.  Đây chính xác là một lời tiên tri, được khởi hứng bởi Chúa Thánh Thần, và trong khi tôn vinh Đức Maria, Giáo Hội đáp lại một lệnh truyền của Chúa Thánh Thần, Giáo Hội đã làm những gì mình phải làm.

Chúng ta không chúc tụng Thiên Chúa một cách đầy đủ bằng cách giữ im lặng về các thánh nhân của Ngài, đặc biệt Đức Maria, “Đấng Thánh”, đã trở thành nhà của Ngài trên trái đất. Ánh sáng muôn hình và đơn sơ của Thiên Chúa xuất hiện cho chúng ta một cách chính xác qua sự khác biệt và phong phú chỉ có trong diện mạo của các thánh. Các vị là những tấm gương phản chiếu ánh sáng của Ngài. Và một cách rõ ràng bằng nhìn ngắm dung nhan của Đức Maria, mà chúng ta có thể thấy một cách trong sáng hơn vẻ đẹp khác biệt, sự tốt lành và lòng thương xót của Thiên Chúa. Trên dung nhan người, chúng ta có thể nhận ra một cách trung thực ánh sáng thần linh.

“Muôn thế hệ sẽ gọi tôi diễm phúc”. Chúng ta có thể chúc tụng Đức Maria, chúng ta có thể tôn vinh Đức Maria, vì người “được chúc phúc”, người được chúc phúc đến muôn đời. Và đó là chủ đề của Thánh Lễ hôm nay. Người được chúc phúc vì người hiệp nhất với Thiên Chúa, người sống với Thiên Chúa và trong Thiên Chúa.  

Vào buổi chiều Thương Khó của mình, khi sửa soạn lìa bỏ các môn đệ, Chúa nói: “Trong nhà Cha ta có nhiều chỗ… Ta đi để dọn chỗ cho anh em.”

Bằng câu nói, “Tôi là nữ tỳ của Thiên Chúa; hãy thực hiện nơi tôi như lời sứ thần nói”, Đức Maria đã chuẩn bị một nơi ở trên trái đất cho Thiên Chúa; bằng thân xác và linh hồn của mình, người trở nên nơi cư ngụ và từ đó đã mở cửa trái đất cho thiên cung.

Trong Tin Mừng mà chúng ta vừa nghe, Thánh Luca với nhiều lối diễn tả, làm cho chúng ta hiểu rằng Đức Maria là Hòm Bia Giao Ước thật, rằng mầu nhiệm Đền Thờ nơi Thiên Chúa ngự ở trái đất – được nên trọn nơi Đức Maria. Thiên Chúa, Đấng hiện diện trên trái đất, một cách chính xác ở trong Đức Maria. Maria trở thành lều của Ngài. Những gì tất cả các nền văn hóa mong đợi – rằng Thiên Chúa ở cùng chúng ta – đều được qui hướng về đây.  

Thánh Augustine nói: “Trước khi thụ thai Chúa trong lòng mình, người đã thụ thai Ngài trong linh hồn của mình”. Người đã dọn chỗ cho Chúa đến trong linh hồn của mình, và vì thế đã sẵn sàng trở nên Đền Thờ ở đó Thiên Chúa nhập thể, ở đó Ngài trở nên hiện diện trên trái đất này. 

Như vậy, trở nên nơi cư ngụ của Thiên Chúa trên trái đất, trong người một chỗ ở vĩnh viễn đã được chuẩn bị, nó đã được sửa soạn từ muôn thuở. Và điều này thiết lập toàn nội dung Tín Điều Lên Trời của Đức Maria, được diễn tả ở đây bằng những lời này, cả hồn lẫn xác trong vinh quang thiên quốc. Đức Maria “được chúc phúc” – một cách hoàn toàn, trong thân xác và linh hồn và cho đến muôn đời – người đã trở nên nơi cư ngụ của Chúa. Nếu điều này là thật, Đức Maria không chỉ thu hút lòng tôn kính và sùng mộ của chúng ta, nhưng còn hướng dẫn chúng ta, chỉ cho chúng ta con đường sự sống, chỉ cho chúng ta làm cách nào chúng ta có thể được chúc phúc, bằng cách nào tìm được con đường dẫn tới hạnh phúc.   

Chúng ta hãy nghe một lần nữa những lời của Isave được tìm thấy trong bài ca Ngợi Khen của Đức Maria: “Phúc cho em là người đã tin”. Hành động căn bản và tiên quyết để được trở nên nơi cư ngụ của Thiên Chúa, và như vậy tìm được hạnh phúc viên mãn là tin: Là đức tin, tin vào Thiên Chúa, trong đó Thiên Chúa, Đấng đã cho thấy chính mình Ngài trong Đức Giêsu Kitô,  và làm cho tiếng Ngài được nghe qua những Lời Thần Linh trong Sách Thánh.

Tin không có nghĩa là đặt xác tín vào người khác. Và sự phán đoán, tin tưởng rằng Thiên Chúa hiện hữu không phải là nhận thức giống như bất cứ nhận thức nào khác. Ngay đến cả sự hiểu biết nhất, nó không đem lại khác biệt đâu là phải, đâu là trái đối với chúng ta; nó không thay đổi đời sống của chúng ta. Nhưng nếu Thiên Chúa không hiện hữu, đời sống trở nên trống rỗng, tương lai trở thành mờ mịt. Và nếu Thiên Chúa hiện hữu, mọi sự đều thay đổi, cuộc đời là ánh sáng, tương lai chúng ta là ánh sáng và chúng ta được hướng dẫn để sống như thế nào. Vì thế, niềm tin thiết lập định hướng căn bản của đời sống chúng ta. Để tin, để nói: “Vâng, con tin rằng Ngài là Thiên Chúa, con tin rằng Ngài hiện diện giữa chúng con trong Người Con Nhập Thể”, đem lại một hướng đi cho đời sống của tôi, thúc đẩy tôi gắn bó với Thiên Chúa, để hiệp nhất với Thiên Chúa, và để tìm được nơi ở của tôi, và con đường để sống. 

Để tin không chỉ là một lối suy nghĩ hoặc một ý tưởng; như đã được lưu ý, nó là một con đường của hành động, một thái độ sống. Để tin có nghĩa là đi theo con đường được chỉ định cho chúng ta bởi Lời của Thiên Chúa. Thêm vào hành động căn bản của đức tin này, nó là một hành động hiện thực, một tình trạng được đem vào cho toàn bộ đời sống, Đức Maria thêm một lời khác: “Lòng thương xót Ngài dành cho những ai kính sợ Ngài”.

Cùng với toàn bộ Thánh Kinh, người đang nói về “kính sợ Thiên Chúa”. Có lẽ đây là một cụm từ mà với nó chúng ta ít quen thuộc hoặc không thích cho lắm. Nhưng “kính sợ Thiên Chúa” không phải là phiền não; nó là một cái gì hơi khác. Như những người con, chúng ta không sợ sệt Chúa Cha, nhưng chúng ta kính sợ Thiên Chúa. Do mối quan hệ không phá hủy tình yêu trong đó, đời sống của chúng ta được xây dựng.   

Kính sợ Thiên Chúa là trong ý nghĩa đáp trả mà chúng ta kỳ vọng để tiến tới, sự đáp lại một phần của thế giới mà nó được trao phó cho chúng ta trong đời sống của chúng ta. Nó là sự đáp lại cho việc quản trị tốt phần đó của thế giới và của lịch sử, và con người vì vậy giúp xây dựng thế giới công chính, đóng góp vào chiến thắng của thiện hảo và hòa bình.

“Muôn thế hệ sẽ gọi tôi diễm phúc”: điều này có nghĩa là tương lai, những gì đang tới, thuộc về Thiên Chúa, nó ở trong bàn tay của Thiên Chúa, rằng Thiên Chúa là Đấng chiến thắng. 

Nếu Ngài không chiến thắng con rồng quyền năng mà Bài Đọc I hôm nay nói tới, con rồng đó đại diện cho tất cả quyền năng của mọi sự dữ trên thế giới. Chúng dường như không thể bị khống chế, nhưng Đức Maria nói cho chúng ta rằng chúng có thể bị chế ngự. 

Người Nữ - như Bài Đọc I và Phúc Âm chỉ cho chúng ta - mạnh hơn, bởi vì Thiên Chúa mạnh hơn. Dĩ nhiên, trong sự so sánh với con rồng, được trang bị bằng mọi khí giới, Người Nữ này là Maria, người là Giáo Hội, xem như mong manh và không tự bảo vệ. Và Thiên Chúa thật dễ tổn thương trong thế giới, bởi vì Ngài là Tình Yêu và tình yêu thì dễ bị tổn thương. Nhưng không, Ngài nắm tương lai trong tay Ngài: nó là yêu thương, không hận thù, là chiến thắng; nó là hòa bình mà chiến thắng của nó mãi đến thiên thu. 

Đây là niềm an ủi lớn lao nằm trong Tín Điều về Đức Maria hồn xác lên trời vinh hiển. Chúng ta hãy cảm tạ Chúa vì an ủi này, nhưng chúng ta cũng coi đó như một điều kiện đối với chúng ta để có được hòa bình và phúc lành. Và chúng ta hãy cầu xin cùng Đức Maria, Nữ Vương Hòa Bình, giúp cho hòa bình trở nên chiến thắng hôm nay: “Nữ Vương Hòa Bình, cầu cho chúng con!” Amen.    

 

_______  

LỄ TRỌNG KÍNH ĐỨC TRINH NỮ MARIA LÊN TRỜI

BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC THÁNH CHA BENEDICT XVI

Tại thánh đường giáo xứ St. Thomas of Villanova, Castel Gandolfo

Thứ Tư, 15 tháng Tám, 2006

https://www.vatican.va/content/benedict-xvi/en/homilies/2006/documents/hf_ben-xvi_hom_20060815_assunzione-maria.html

Nguồn: Libreria Editrice Vaticana

 

CHÚA BIẾN HÌNH TRÊN NÚI TABOR

Những hình ảnh cổ nhất diễn tả việc Chúa Giêsu biến hình có từ thế kỷ thứ Sáu được tìm thấy trong tu viện St. Catharine ở Siani, đã diễn tả những gì mà thánh ký Matthêu đã ghi lại trên núi. Theo truyền thống thì Chúa Giêsu đã biến hình trên núi Tabor. Đây là ngọn núi cao 575m ở cuối hướng đông của Thung Lũng Jezreel, cách Biển Galilee 18 Km.  


THIÊN CHÚA MỜI GỌI MỖI NGƯỜI CHÚNG TA

Qua Tiên Tri Isaia, Thiên Chúa được diễn tả như một Thiên Chúa đáng yêu, giầu lòng rộng rãi, nhân ái và bao dung. Ngài luôn mời gọi mỗi người chúng ta đến với Ngài. Lời “mời” của Ngài trường hợp này mang hai nghĩa: -Sự thu hút của lời mời. Trong Isaia chúng ta tìm thấy ý nghĩa của sự thu hút ấy qua những lời: Khát nước, đói, đồ bổ, món ăn mỹ vị, bánh, sữa và rượu…  


NHỮNG NGƯỜI VỢ VỀ NGUỒN TRONG ĐỜI SỐNG HÔN NHÂN GIA ĐÌNH

Nếu có dịp đọc tác phẩm “The Surrendered Wife” (Người Vợ Về Nguồn) của Laura Doyle [1], thì cũng giống như phần lớn các độc giả, bạn sẽ bị thu hút vào một cuộc tranh chấp nội tâm: tán thành hoặc phản đối nội dung và triết lý được tác giả trình bày trong đó.  

Trong khi cao trào về nam nữ bình quyền, về nữ quyền đang được đề cao mà có ai đó nói rằng đã đến lúc chị em phụ nữ cần dừng lại để xem xét lại những gì mình đã làm,  


SAU ĐỒNG TÍNH, HÔN NHÂN ĐỒNG TÍNH, VÀ CHUYỂN ĐỔI GIỚI TÍNH CON NGƯỜI SẼ ĐI VỀ ĐÂU?

Trong thế giới tự do hiện nay, con người xem như muốn giành lấy quyền làm chủ đời mình. Họ muốn biết lành, biết dữ. Với trào lưu tư tưởng không ngừng phản ảnh đến suy nghĩ và hành động. Thêm vào đó, được tiếp tay bởi truyền thông, sự lạm dụng và khuynh loát của giới chính trị, các chủ thuyết tự do của xã hội, và sự suy sụp về luân lý, đạo đức, những phong trào đồng tính, hôn nhân đồng tính và chuyển giới ngày một trở nên thách đố hệ thống luân lý, luật pháp, trật tự xã hội, đạo đức xã hội và cả Thiên Chúa nữa. 


CHA MẸ BẮT ĐẦU DẠY CON TỪ LÚC NÀO?

Phải bắt đầu dạy đứa trẻ 20 năm trước khi nó chào đời”. Câu nói này được cho là của Napoleon, nhưng quan niệm về tâm lý giáo dục thì cho rằng đứa trẻ không chỉ “sẵn sàng để học”, mà nó đã thực sự học ngay vừa khi chào đời.  

Thời gian gần đây thỉnh thoảng tôi vẫn nhận được những cuộc gọi nhờ giúp đỡ hoặc hỏi ý kiến qua điện thoại. Phần lớn những thắc mắc đều quy về hai điểm chính: Hôn nhân và giáo dục con cái.  


NGUỒN HY VỌNG CỦA CHÚNG CON

Những kẻ tà đạo tân thời không thể chấp nhận điều mà chúng ta xưng tụng Đức Maria bằng cách gọi người là hy vọng của chúng ta. Kính chào hy vọng của chúng con, “spes nostra salve”. Họ nói chỉ mình Thiên Chúa mới là hy vọng của chúng ta, và rằng đặt hy vọng của Ngài nơi một tạo vật là làm nhục cho Thiên Chúa. Đức Maria, đối với họ chỉ là một tạo vật, và như một tạo vật, làm cách nào người có thể là hy vọng của chúng ta? Chính vì vậy, thay vì những điều các người tà đạo nói, Giáo Hội đòi hỏi các giáo sỹ, tu sỹ hằng ngày dâng lời thay cho toàn thể các tín hữu kêu cầu Đức Maria bằng một tên gọi hy vọng ngọt ngào của chúng ta, niềm hy vọng của toàn thể nhân loại: “Kính chào hy vọng của chúng con!”   

TRÁI TIM NHÂN TỪ BỊ ĐÂM THÂU

“Hôm đó là ngày áp lễ, người Do Thái không muốn để xác chết trên thập giá trong ngày sabát, mà ngày sabát đó lại là ngày lễ lớn. Nên họ xin ông Philatô cho đánh giập ống chân các người bị đóng đinh và lấy xác xuống. Quân lính đến, đánh giập ống chân người thứ nhất và người thứ hai cùng bị đóng đinh với Ðức Giêsu. Khi đến gần Ðức Giêsu và thấy Người đã chết, họ không đánh giập ống chân Người. Nhưng một người lính lấy giáo đâm cạnh sườn Người. Tức thì, máu cùng nước chảy ra. Người xem thấy việc này đã làm chứng, và lời chứng của người ấy xác thực; và người ấy biết mình nói sự thật để cho cả anh em nữa cũng tin. Các việc này đã xảy ra để ứng nghiệm lời Kinh Thánh: Không một khúc xương nào của Người sẽ bị đánh dập. Lại có lời Kinh Thánh khác: Họ sẽ nhìn lên Ðấng họ đã đâm thâu” (Gioan 19:31-37).      

LỄ MẸ THĂM VIẾNG BÀI HỌC CỦA ĐỨC ÁI

Qua trình thuật trên, Thánh Luca đã tỷ mỷ tường thuật về việc Đức Maria đi thăm viếng người chị họ mình là Isave (Elizabeth). Hành động của Mẹ không chỉ nói lên tình cảm thân thiết giữa hai chị em, đặc biệt, trong tình trạng bà Isave đang mang thai lúc tuổi đã cao và ở những tháng cuối. Cuộc thăm viếng này không dừng lại ở khía cạnh tình cảm, nó còn mang ý nghĩa giới thiệu với bà Isave, với bào thai Gioan và cả thế giới một tin vui, đó là chính Đức Maria cũng đang mang thai, mà thai nhi ấy là Con Thiên Chúa, Đấng nhập thể để cứu chuộc nhân loại.     

CHÚA THÁNH THẦN HƠI THỞ SỰ SỐNG

Lời hứa được trọn vẹn. Thánh Thần được ban xuống trên toàn thế giới, không đơn giản chỉ cho những nhà lãnh đạo và các tiên tri của Do Thái xưa, cũng không loại trừ 120 tông đồ, môn đệ, và Mẹ của Chúa Giêsu, những người đã tụ họp tại Giêrusalem vào lúc Chúa Thánh Thần hiện xuống. Kinh nghiệm của 120 người nam nữ này cũng chính là kinh nghiệm của tất cả các môn đệ của Chúa Giêsu Kitô, Đấng đã chịu đóng đinh, sống lại và giờ đây đang ngự bên hữu Chúa Cha. Chúng ta hãy dừng lại ít phút để suy nghĩ xem chúng ta cảm nhận như thế nào về Tặng Ân của Chúa Thánh Thần.      

TÌNH CẢM VỢ CHỒNG THAY ĐỔI THEO THỜI GIAN

Tâm lý nhàm chán cho chúng ta lý do để “xét lại”. Theo tâm lý này, người ta có trăm ngàn lý do để đến với nhau, và cũng có trăm ngàn lý do để xa nhau. Một khi tình yêu đã ra nhạt nhẽo, hững hờ, người ta sẽ cảm thấy hối tiếc, thấy phàn nàn, và muốn “thay đổi”. Và hậu quả là đem đến những cám dỗ về ngoại tình, nhất là những lúc “cơm không lành, canh không ngọt”. Như Nguyễn Ánh 9, Hồ Dzếnh cũng có một cái nhìn bi quan về một tình yêu chung thủy, hay đúng hơn một sự mơ mộng về cái thuở còn yêu nhau, theo đuổi và tán tỉnh nhau:   


PHỤ HUYNH CẦN LÀM GÌ ĐỂ GIÚP CON EM KHI BỊ BẮT NẠT Ở TRƯỜNG

“Nhất quỷ nhì ma, thứ ba học trò”. Câu nói này hầu như ai cũng đã nghe và đã biết về ý nghĩa của nó. Tuổi trẻ mà không chút phá phách, nghịch ngợm không phải là tuổi trẻ. Nhưng lưu manh, côn đồ, du đãng, và bắt nạt lẫn nhau thì đó là những hành động không thể chấp nhận. Hậu quả của nó còn để lại một hiện tượng xã hội tồi tệ sau này, đó là: “Cá lớn nuốt cá bé!”

Một trong những cái làm căng thẳng nhất đối với một đứa trẻ là sức ép từ bạn bè “peer pressure”. Ai cũng có kinh nghiệm này khi còn là một trẻ em cắp sách đến trường, đặc biệt ở tuổi vị thành niên, và cả sau này khi đã bước chân vào cuộc sống với những giao tiếp xã hội. 


THÁNH GIUSE THỢ

- Lễ Kính 1 tháng 5

Thánh Giuse, Cha Nuôi Đức Kitô. Ngài đã sinh sống và nuôi vợ con với đôi tay và sức lao động của chính mình bằng nghề thợ mộc. Chúa Giêsu lớn lên cũng theo nghề của dưỡng phụ ngài, và đã trở thành một anh thợ mộc: “Đây không phải là ông thợ mộc sao? Không phải là con bà Maria và anh em với Giacôbê, Giuse, Giuđa và Simon sao? Chị em của ông không ở đây với chúng ta sao? Và họ xúc phạm đến Ngài” (Marcô 6:3).   

Dù chỉ là một người thợ mộc bình dân, âm thầm, và nghèo nàn, nhưng theo huyết thống, Thánh Giuse thuộc hoàng tộc David.  Ở vào thời ngài, dòng dõi David tuy không còn lừng lẫy như xưa,  Thánh Giuse vẫn cho thấy ngài là người có tâm hồn cao thượng và thánh thiện. Thánh Kinh kể lại sau khi kết hôn với Maria, do nhận ra Maria có thai, nhưng vì “là người công chính và không muốn công khai tố cáo người bạn mình” (Matthêu 1:19), nên Thánh Giuse đã định tâm lìa bỏ Maria một cách kín đáo. Hành động của ngài đã khiến Thiên Đàng phải can thiệp. Thiên thần Chúa đã được sai đến và cho ngài hay con trẻ đó là Con Thiên Chúa, và Con Thiên Chúa đây được hoài thai bởi quyền năng Chúa Thánh Thần.


TÓM LƯỢC LỊCH SỬ NHỮNG PHÉP LẠ THÁNH THỂ

“Người Do-thái liền xầm xì phản đối, bởi vì Đức Giê-su đã nói: “Tôi là bánh từ trời xuống.” Họ nói: “Ông này chẳng phải là ông Giê-su, con ông Giu-se đó sao? Cha mẹ ông ta, chúng ta đều biết cả, sao bây giờ ông ta lại nói: “Tôi từ trời xuống?” Đức Giê-su bảo họ: “Các ông đừng có xầm xì với nhau! Chẳng ai đến với tôi được, nếu Chúa Cha là Đấng đã sai tôi, không lôi kéo người ấy, và tôi, tôi sẽ cho người ấy sống lại trong ngày sau hết. Xưa có lời chép trong sách các ngôn sứ: Hết mọi người sẽ được Thiên Chúa dạy dỗ. Vậy phàm ai nghe và đón nhận giáo huấn của Chúa Cha, thì sẽ đến với tôi. Không phải là đã có ai thấy Chúa Cha đâu, nhưng chỉ có Đấng từ nơi Thiên Chúa mà đến, chính Đấng ấy đã thấy Chúa Cha. Thật, tôi bảo thật các ông, ai tin thì được sự sống đời đời. Tôi là bánh trường sinh. Tổ tiên các ông đã ăn man-na trong sa mạc, nhưng đã chết. Còn bánh này là bánh từ trời xuống, để ai ăn thì khỏi phải chết. Tôi là bánh hằng sống từ trời xuống. Ai ăn bánh này, sẽ được sống muôn đời. Và bánh tôi sẽ ban tặng, chính là thịt tôi đây, để cho thế gian được sống.”


LÒNG THƯƠNG XÓT CHÚA: QUÀ TẶNG CỦA PHỤC SINH

“Đừng sợ! Ta là Đầu và là Cuối. Ta là Đấng Hằng Sống, Ta đã chết, và nay Ta sống đến muôn thuở muôn đời” (Khải Huyền 1:17-18). *

Chúng ta vừa nghe những lời an ủi này trong Bài Đọc Thứ Hai trích từ sách Khải Huyền. Những lời mời gọi chúng ta hướng tầm nhìn vào Chúa Kitô, để cảm nghiệm sự hiện diện bảo đảm của Ngài. Đối với mỗi người, trong bất cứ điều kiện nào, dù cho là phức tạp và bi đát nhất, Đấng Phục Sinh đều lập lại: “Đừng sợ, Ta đã chết trên Thập Giá nhưng nay Ta sống đến muôn đời”, “Ta là đấng trước hết và sau hết, và là đấng hằng sống.” 


NGƯỜI KHÁCH LẠ TRÊN ĐƯỜNG EMMAUS

Theo trình thuật của thánh sử Luca (Lc 24,13-35), hôm đó trên đường từ Giêrusalem về Emmaus có ba người lữ hành. Họ đi bên nhau, chia sẻ những suy tư của mình về một biến cố, theo họ, rất quan trọng và có ảnh hưởng đến không chỉ riêng họ mà còn cả toàn dân Israel nữa. Ba người gồm một người được ghi rõ tên, một người không ghi rõ tên, và một người sau cuối ngày danh tính mới được biết đến. Đây cũng là người, là nhân vật chính trong câu chuyện mà cả ba đã trao đổi suốt dọc đường.    


MẦU NHIỆM PHỤC SINH QUA CHIẾC KHĂN LIỆM  

Anh chị em thân mến,

Đây là thời khắc mà tôi đã từng mong đợi. Tôi đã đứng trước Khăn Liệm Thánh trong nhiều trường hợp khác nhau, nhưng lúc này, qua cuộc Hành Hương này và giây phút này tôi đang cảm nghiệm về nó bằng một cường độ đặc biệt: Có lẽ vì trong những năm vừa qua đã cho tôi cảm nhận nhiều hơn đối với thông điệp của Hình Ảnh phi thường này. Và trên tất cả, tôi có thể nói bởi vì giờ này, tôi ở đây như Đấng Kế Vị của Phêrô, và tôi mang trong tim tôi toàn thể Giáo Hội, đúng ra, toàn thể nhân loại.


SỢ HÃI KHI CON THUYỀN PHÊRÔ GẶP SÓNG GIÓ!

Các nhà chú giải Thánh Kinh đã đếm được 365 lần câu “đừng sợ” (don’t be afraid) trong Kinh Thánh. Nếu một năm 365 ngày chia đều cho 365 lần nhắc nhở “đừng sợ”, thì ít nhất mỗi ngày một lần, Thánh Kinh nhắc bảo con người rằng “đừng sợ!” Vậy, con người sợ cái gì? Và tại sao Thiên Chúa lại phải trấn an con người như vậy? [1]

Thế gian này là một “vũng lệ sầu” như lời trong kinh Lạy Nữ Vương, vì thế cuộc lữ hành đi về vĩnh hằng của con người chính là một hành trình gặp phải rất nhiều sự sợ hãi. Trước hết, con người phải đối diện với những sợ hãi do ma quỷ là loài thần thiêng, nhưng luôn luôn ghen tỵ và tìm mọi cách để làm hại con người. 


CON CÓ BIẾT KHI NGƯỜI TA ĐÓNG ĐINH CHA?!  

Tuần Thánh (Holy Week), tiếng Latin là Hebdomas Sancta hay Hebdomas Maior. Tuần lễ trọng đại này đối với người Kitô Giáo là tuần trước Phục Sinh. Theo Tây Phương, nó bắt đầu bằng tuần lễ sau cùng của Mùa Chay, bao gồm Chúa Nhật Lễ Lá, Thứ Tư, Thứ Năm, Thứ Sáu và Thứ Bẩy tuần Thánh.


NGÔI  MỘ TRỐNG - Chúa đã Phục Sinh. Alleluia.  

Thế là Giêsu người thành Nagiarét đã “mồ yên mả đẹp”.

Vâng! Hỡi Giêsu. Xin hãy yên nghỉ và quên đi những vất vả sau ba năm truyền giảng Tin Mừng. Quên đi những roi đòn làm tan nát tấm thân. Quên đi mão gai. Quên đi những tiếng la ó đòi kết án. Quên đi bản án bất công. Quên đi thánh giá nặng trên vai. Quên đi những tiếng búa chát chúa làm xuyên thấu tay chân bằng những chiếc đinh dài và nhọn nhưng rất vô tình. Quên đi cơn hấp hối kinh hoàng tưởng chừng “Cha nỡ bỏ con.” (Mt 27:46) Quên đi đồi Golgotha loang máu. Và Giêsu ơi! Xin hãy ngủ yên.


NHỮNG NGÔI MỘ TRẮNG  

Có khi nào chúng ta đã tự đặt mình vào số những người vây quanh Chúa Giêsu mỗi khi Ngài rao giảng không? Và thái độ của chúng ta lúc đó như thế nào: Hăm hở nghe lời Ngài, suy tôn và thần tượng Ngài về những lời giảng dạy khôn ngoan; hoặc ngược lại, cảm thấy chói tai, mỉa mai Ngài rồi bỏ đi?